Kiến Thức Về Ánh Sáng Trong Thiết Kế Nội Thất


Có nhiều người hỏi trong thiết kế ánh sáng gia đình có gì cần chú ý không? Chúng tôi đã tổng hợp được một số kiến thức về thiết kế ánh sáng trong thiết kế nội thất để chia sẻ cho những bạn quan tâm đến thiết kế nội thất hay những gia đình muốn trang hoàng cho ngôi nhà mới của họ

Ánh Sáng Các Khu Vực Trong Thiết Kế Nội Thất

Ánh sáng khu vực lối vào

Hãy chú ý đến hai điểm trong thiết kế ánh sáng của khu vực lối vào. Đầu tiên, lối vào thường là nơi không ai sử dụng lâu cả ngoài việc đeo, tháo giày để ra hoặc vào nhà. Do đó, ta có thể sử dụng đèn cảm ứng để không phải quan tâm đến việc tắt đèn khi ra khỏi nhà

Thứ hai, nếu lối vào không phải là nhà cao tầng thì tốt nhất không nên lắp đèn chùm, sẽ làm giảm diện tích của căn nhà và khi bước vào bên trong sẽ tạo một không khí nặng nề, không thoải mái

Ánh sáng phòng khách

ánh sáng phòng khách thiết kế nội thất

Các chức năng chính của  phòng khách là giải trí, xem ti vi hay đọc sách. Ánh sáng khu vực này cần chiếu sáng được toàn bộ không gian một cách đồng đều, và không cần phải dùng ánh sáng quá mạnh. Việc sử dụng nguồn ánh sáng tán xạ có thể điều chỉnh tốt hơn độ sáng của không gian.

Một dải đèn nên được giấu các mép tường đằng sau TV để giảm sự chênh lệch độ sáng giữa hình ảnh TV và đằng sau giúp giảm mệt mỏi cho thị giác. Có thể đặt đèn cây cạnh sofa tùy theo sở thích, có thể chiếu sáng một phần khi xem tivi, đọc sách.

Ánh sáng khu vực bàn ăn

Các nhà hàng thường dùng ánh sáng nhẹ phân tán đều toàn bộ không gian. Đèn tiêu điểm được đặt chính giữa bàn ăn, có thể sử dụng đèn chùm có hình khối vừa để tăng nét cá tính cho không gian vừa mang lại cảm giác ngon miệng. Đèn nên cách mặt bàn khoảng 65cm.

Có thể bạn quan tâm: Ngành thiết kế nội thất

Ánh sáng khu vực bếp

Thiết kế phòng bếp ăn chủ yếu chú ý đến ba điểm. Đầu tiên, khi thiết kế ánh sáng cơ bản cho nhà bếp, trước tiên chúng ta phải dự kiến ​​phạm vi chiếu sáng của từng loại đèn, và cố gắng làm cho mọi khu vực đều có ánh sáng. Số lượng đèn có thể được xác định theo diện tích không gian: số lượng đèn = 5W X tổng diện tích trên một mét vuông + công suất đèn đơn

Thứ hai, dưới tủ treo tường cần lắp một vài bóng đèn, vì tủ sẽ cản ánh sáng và tạo thành góc tối. Sử dụng các dải đèn hoặc đèn chiếu nhỏ để tăng độ rọi cho khu vực bên dưới.

Thứ ba, cần phải chú ý đến số lượng ổ cắm có đủ dùng cho các thiết biệ điện hay không.

Ánh sáng không gian phòng ngủ

Hai điểm cần chú ý trước khi thiết kế ánh sáng  phòng ngủ.

Đầu tiên, tránh lắp đèn ở đầu giường, dễ gây chói mắt.

Thứ hai, lên kế hoạch trước về vị trí chung của giường và đèn bàn, để có thể dự trù trước vị trí ổ cắm và vị trí đặt đèn.

Ánh sáng khu vực phòng tắm

ánh sáng phòng tắm trong thiết kế nội thất

Phòng tắm trong nhà tắm (nhiều nhà sẽ thiết kế một phòng tắm nhỏ ở bên trong nhà tắm/vệ sinh)  trước tiên phải xác nhận đèn có chức năng chống ẩm không, phòng tắm có bị ẩm không, điều này không nên bỏ qua. Việc ẩm ướt dễ dẫn đến việc thiết bị nhanh hỏng hóc và chập cháy

Về độ sáng của phòng tắm, thực ra không có tiêu chuẩn nào cho vấn đề này, nói chung là chọn theo sở thích cá nhân. Một số người thích có độ sáng nhẹ nhàng hơn, có thể làm dịu cơ thể và tâm trí;

Một số người thích sáng sủa hơn giúp tâm lý cảm thấy an toàn hơn. Và mắt cũng phải quan tâm đến vấn đề thức dậy vào ban đêm, và không nên để ánh sáng quá chói khi thức dậy vào ban đêm. Dựa trên những điều kiện này, thiết kế của độ sáng có thể điều chỉnh được có thể được xem xét.

Những kiến thức về thiết kế ánh sáng trong thiết kế nội thất được nêu trên ngày càng được áp dụng phổ biết trong các căn hộ hiện đại. Ngại gì khi bỏ một ít thời gian tìm hiểu thêm về thiết kế nội thất để giúp mình chủ động trong việc trang hoàng nhà cửa cơ chứ.

Bạn có thể trở thành 1 nhà thiết kế nội thất qua Khóa học thiết kế nội thất trên thị trường

 

Tham khảo thêm:

KHÓA HỌC THIẾT KẾ NỘI THẤT NGẮN HẠN VỚI 20 MÔN CHUYÊN NGÀNH TẠI AWE

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT MỚI